
Samsara được
thực hiện năm 2001 bởi
tài tử – đạo diễn
tài năng Ấn Độ Pan Nalin. Bộ
phim là sản phẩm hợp
tác giữa bốn nền
điện ảnh lớn
là Ấn Độ, Pháp, Ý và Đức
trong đó chủ chốt là điện
ảnh Ấn Độ.
Tác
phẩm này đoạt được
rất nhiều giải
thưởng trong các Liên hoan phim Quốc
tế, như giải phim hay nhất trong LHP Quốc
tế Melbourne 2002, Giải của
Ban tuyển lựa chính thức
tại các LHP Quốc tế
Sudance 2002, LHP Quốc tế Toronto 2001 và
nhiều giải thưởng
quốc tế quan trọng
khác.

Truyện
phim kể về hành trình tu hành
– hoàn tục – tu hành rồi lại
hoàn tục của một
nhà sư trẻ
tên là Tashi (tài tử Shawn Ku đóng). Vốn xuất
thân từ một gia đình bình thường
nhưng Tashi đã sớm
theo con đường đắc đạo
ngay từ khi còn nhỏ. Ở
độ tuổi còn rất
trẻ nhưng sư thầy
Tashi cũng đã khiến rất nhiều
các vị cao tăng nể phục
cho cả quá trình tu hành dài suốt từ
thưở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành. Nhưng rồi chính Tashi đã tự
biến mình trở thành một
người đàn ông tầm thường
trong mắt mọi người
khi anh bất chấp tất
cả để được
làm một người trần
bình thường có niềm đam mê hạnh
phúc và cuộc sống gia đình.
Anh gặp và yêu Pema – cô thôn nữ đầy sức sống tuổi trẻ từ ánh mắt đầu tiên. Anh khát khao cô và dần trở thành một người đàn ông không thể thiếu trong cuộc đời của Pema. Họ nên vợ nên chồng. Rồi thời gian thấm thoắt qua đi, niềm vui gia đình càng được nhân lên khi hai người có con chung với nhau. Chính lúc gia đình họ đang êm đềm nhất, Tashi đã lại muốn nhấc chân lên rời bỏ vợ con để trở về chốn núi non gõ mõ, tụng kinh, niệm Phật dưới chân Đức Phật.
Sau tình yêu nam nữ, đời sống vợ chồng bị cấm kị ấy, Tashi phải đứng trước những sự lựa chọn một mất một còn. Giữa con đường tu hành bỏ dở và trước trách nhiệm gia đình đã làm sư thầy trẻ phải dằn vặt trong lòng để lựa chọn con đường mà mình cho là đúng nhất.
Anh gặp và yêu Pema – cô thôn nữ đầy sức sống tuổi trẻ từ ánh mắt đầu tiên. Anh khát khao cô và dần trở thành một người đàn ông không thể thiếu trong cuộc đời của Pema. Họ nên vợ nên chồng. Rồi thời gian thấm thoắt qua đi, niềm vui gia đình càng được nhân lên khi hai người có con chung với nhau. Chính lúc gia đình họ đang êm đềm nhất, Tashi đã lại muốn nhấc chân lên rời bỏ vợ con để trở về chốn núi non gõ mõ, tụng kinh, niệm Phật dưới chân Đức Phật.
Sau tình yêu nam nữ, đời sống vợ chồng bị cấm kị ấy, Tashi phải đứng trước những sự lựa chọn một mất một còn. Giữa con đường tu hành bỏ dở và trước trách nhiệm gia đình đã làm sư thầy trẻ phải dằn vặt trong lòng để lựa chọn con đường mà mình cho là đúng nhất.

Christy
Chung (Montreal),
thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp
nói thành thục tiếng Việt và tiếng Quảng Đông.
Cô luôn nhớ quê mẹ Việt Nam nhất là mảnh đất Sài Gòn.
thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp
nói thành thục tiếng Việt và tiếng Quảng Đông.
Cô luôn nhớ quê mẹ Việt Nam nhất là mảnh đất Sài Gòn.
Bộ
phim ngồn ngộn những
mặt đối lập
tưởng chừng như không gì có thể khoả
lấp nổi. Nhưng sợi dây tình yêu, sợi
dây của sự đam mê đến
cuồng dại của
chàng sư thầy
và cô thôn nữ đã đẩy các mặt
đối lập trở
nên dung hoà hơn. Bộ
phim là tiếng nói rất tinh tế
phản bác một phần
nào đó cái lý của đạo Phật
về quan niệm tình yêu đôi lứa,
đời sống vợ
chồng. Đồng thời
nó cũng là lát kéo nhẹ nhàng nhưng đủ sắc để
cắt và chọc ngoáy lại
sự tầm thường
và thói ích kỷ tồn tại
bên trong của mỗi con người.
Mặt
đối lập thứ
nhất rất dễ
nhận ra trong phim, đó là đối lập
về mặt không gian giữa
chàng trai tu hành Tashi và cô gái thôn quê Pema. Trong phim hai mảng
không gian thay nhau hiện hữu, một
bên là vùng đồi núi trơ trụi và cằn cỗi,
ở đó có một ngôi đền
là chốn tu hành của các các nhà tăng
muốn theo con đường đắc
đạo, giải thoát mọi
nỗi đau, sự u uất
của chốn phàm trần,
trong đó có Tashi. Và bên kia là vùng thung lũng hoang sơ và màu mỡ đến
tuyệt đẹp. Ở
đó có một cô gái tên là Pema nhan sắc
rực rỡ. Hai không gian
trái chiều và hoàn toàn biệt lập
với nhau như hai mảng màu đối khắc
không thể nào có điểm chung. Nhưng rồi chính chúng lại
kết vào nhau hoà thành một bởi
được nối với
nhau bằng sợi dây của
tình yêu oan nghiệt, vừa thiết
tha, cuồng dại nhưng cũng vừa đớn
đau, khổ luỵ của
Pema và Tashi.
Đạo diễn đã truyền tải ý tưởng có dụng ý của mình, khi ông cho ánh sáng và màu sắc vô cùng rực rỡ, tươi đẹp ở vùng thung lũng nơi Pema sinh sống. Điều đó thể hiện và dự báo trước cho người xem thấy được sức sống và sự bùng nổ của nhân vật Tashi về nửa sau của phim.
Đạo diễn đã truyền tải ý tưởng có dụng ý của mình, khi ông cho ánh sáng và màu sắc vô cùng rực rỡ, tươi đẹp ở vùng thung lũng nơi Pema sinh sống. Điều đó thể hiện và dự báo trước cho người xem thấy được sức sống và sự bùng nổ của nhân vật Tashi về nửa sau của phim.

Mặt
đối lập thứ
hai sâu sắc hơn và cũng là chủ đề mà đạo
diễn muốn phản
ánh thông qua bộ phim này. Đó chính là sự đối
lập trong chính con người của
chàng sư trẻ
Tashi. Hình ảnh Tashi hiện lên ở
hai mặt đối lập
rất khác nhau nhưng cùng tồn tại trong bản
thân anh. Đó là một Tashi tu hành khổ hạnh,
phải cắt đứt
mọi đam mê dục vọng
chốn phàm trần và một
Tashi – người chồng người
cha người đàn ông trụ cột
trong gia đình, là con người sống rất
bản năng với những
ham muốn tầm thường
nhất.
Đạo
diễn Pan Nalin khắc họa
hai khía cạnh trái chiều này trong một
con người rất tinh tế
và đầy ngụ ý. Ông trộn
lẫn chúng thành một rồi
chia thành hai mảng độc lập
nhưng phim lại
thể hiện không gượng
gạo, hoàn toàn đúng mạch tự
nhiên. Cách khai thác có chiều sâu hai mảng
đời của Tashi thể
hiện một trình độ
am hiểu tâm lý bậc thầy
của Pan Nalin về những
người tu hành chốn núi non Ấn
Độ. Tashi khi là một sư thầy tu hành được
đạo diễn khai thác không
nhiều nhưng có tính khái quát cao.
Cuộc đời hơn hai mươi năm của anh chỉ quanh quẩn trên vùng núi Ladakh (Ấn Độ) tách biệt với thế giới con người, chuyên tâm cho con đường chính quả. Để mong một ngày vào cõi Niết Bàn cực lạc, Tashi cũng đã mất ba năm, ba tháng, ba tuần, ba ngày ròng rã tọa thiền một mình trên đỉnh núi cao nhất.
Sau tháng năm dài ngồi thiền anh được đưa trở về tu viện trong vinh quang và được phong cấp bậc Khenpo danh giá. Anh vui mừng tột độ và cảm thấy hãnh diện khi được phong cấp trên con đường tu hành đắc đạo của mình.
Sự kiên trì được đền bù khi xung quanh mình, Tashi nhận được những ánh mắt nể phục của các vị cao tăng, sự ngưỡng mộ của những tiểu sư thầy… và bản thân mình Tashi cũng thấy như được bước chân lên mây. Con đường chánh quả mở ra trước mắt Tashi thật rộng lớn, thênh thang…
Cuộc đời hơn hai mươi năm của anh chỉ quanh quẩn trên vùng núi Ladakh (Ấn Độ) tách biệt với thế giới con người, chuyên tâm cho con đường chính quả. Để mong một ngày vào cõi Niết Bàn cực lạc, Tashi cũng đã mất ba năm, ba tháng, ba tuần, ba ngày ròng rã tọa thiền một mình trên đỉnh núi cao nhất.
Sau tháng năm dài ngồi thiền anh được đưa trở về tu viện trong vinh quang và được phong cấp bậc Khenpo danh giá. Anh vui mừng tột độ và cảm thấy hãnh diện khi được phong cấp trên con đường tu hành đắc đạo của mình.
Sự kiên trì được đền bù khi xung quanh mình, Tashi nhận được những ánh mắt nể phục của các vị cao tăng, sự ngưỡng mộ của những tiểu sư thầy… và bản thân mình Tashi cũng thấy như được bước chân lên mây. Con đường chánh quả mở ra trước mắt Tashi thật rộng lớn, thênh thang…
Nhưng niềm vui trên tồn
tại không được lâu vì Tashi đã
tìm được nguồn vui mới.
Một nguồn vui trần
tục. Tashi đã rời bỏ
chốn thiền viện,
chạy theo một cuộc
tình bản năng mà chàng biết là bị
ngăn cấm. Tashi yêu một cô gái tên là
Pema (do diễn viên gốc Việt
Chung Lệ Đề thủ
vai) ngay từ ánh mắt đầu
tiên. Sau cuộc gặp đầu
tiên mà như định
mệnh đã sắp đặt
ấy, Tashi đã tự đạp
đổ công trình tu hành bao năm của
chính mình. Chàng bỏ lại sau lưng thế giới
vô ưu vô lo mà mình từng
sống ở đó, từng
mất biết bao nhiêu thời
gian và công sức để đạt
được để cùng Pema xây dựng
hạnh phúc gia đình.
Cũng lúc này đây Tashi chợt nhận ra những bước đi đã qua trên con đường tu hành của mình. Anh hồi nhớ về thuở ấu thơ bị người cha bỏ mặc trên núi cùng các vị cao tăng. Anh đã đi theo chân Đức Phật ngay từ lúc còn nhỏ dại ngây thơ đó.
Nay nguồn vui trần tục mới lạ đã đến khiến bản thân anh nảy sinh và tìm ra một con đường mới mà mình phải vượt qua. Anh chọn Pema. Dù sư phụ anh có khuyên răn dạy bảo quyết liệt Tashi vẫn kiên quyết chọn con đường trở thành người bình thường. Anh không dài dòng kể lể để giải thích cho sự lựa chọn của mình.
Tashi chỉ nói với sư phụ của anh rằng, thái tử Tất Đạt Đa trước khi trở thành Đức Phật thì Ngài cũng từng sống cuộc đời trần tục tới năm 29 tuổi. Còn anh mới năm tuổi đã phải sống cuộc đời khổ hạnh như Đức Phật sau khi Người rời bỏ hồng trần. Tashi phát ngôn lên trong làn nước mắt, anh muốn chứng minh cho sư phụ anh thấy anh cũng chẳng là thần thánh gì cả, chỉ là một con người bình thường mà thôi.
Cũng lúc này đây Tashi chợt nhận ra những bước đi đã qua trên con đường tu hành của mình. Anh hồi nhớ về thuở ấu thơ bị người cha bỏ mặc trên núi cùng các vị cao tăng. Anh đã đi theo chân Đức Phật ngay từ lúc còn nhỏ dại ngây thơ đó.
Nay nguồn vui trần tục mới lạ đã đến khiến bản thân anh nảy sinh và tìm ra một con đường mới mà mình phải vượt qua. Anh chọn Pema. Dù sư phụ anh có khuyên răn dạy bảo quyết liệt Tashi vẫn kiên quyết chọn con đường trở thành người bình thường. Anh không dài dòng kể lể để giải thích cho sự lựa chọn của mình.
Tashi chỉ nói với sư phụ của anh rằng, thái tử Tất Đạt Đa trước khi trở thành Đức Phật thì Ngài cũng từng sống cuộc đời trần tục tới năm 29 tuổi. Còn anh mới năm tuổi đã phải sống cuộc đời khổ hạnh như Đức Phật sau khi Người rời bỏ hồng trần. Tashi phát ngôn lên trong làn nước mắt, anh muốn chứng minh cho sư phụ anh thấy anh cũng chẳng là thần thánh gì cả, chỉ là một con người bình thường mà thôi.
Vậy
là Tashi đã theo con đường tìm về cõi giác. Anh đã
xóa đi tư tưởng
một lòng theo giáo lý Đức Phật
bấy lâu ngự trị
trong trái tim mình. Anh gây dựng hạnh
phúc gia đình với Pema và trở thành một
người chồng, người
cha có trách nhiệm. Một sự
đối lập có dụng
ý nghệ thuật rất
đáng chú ý ở đây là khi Tashi và Pema gặp
nhau lần đầu tiên thì bối
cảnh dựng lên là một
không gian bó hẹp (trong một dãy hành lang nhỏ),
nhưng khi hai người
yêu nhau (lúc này Tashi đã bỏ chốn
tu hành) không gian hoàn toàn thông thoáng và khoáng đạt.
Nó thể hiện cho sự tự do, cho bản năng khát vọng rất tự nhiên của con người. Bản năng ấy vượt qua mọi giới hạn, rào cản để con người thoải mái được bộc lộ “cái tôi”, “cái chất” tìm ẩn của mình.
Nó thể hiện cho sự tự do, cho bản năng khát vọng rất tự nhiên của con người. Bản năng ấy vượt qua mọi giới hạn, rào cản để con người thoải mái được bộc lộ “cái tôi”, “cái chất” tìm ẩn của mình.

Tashi
khi là một người trụ
cột trong gia đình, đạo diễn
lại khắc hoạ
anh dưới một góc độ
hoàn toàn khác. Đạo diễn “ép” Tashi phải
vùng vẫy trong hoàn cảnh khó khăn và nặng
nề của cuộc
sống con người bình thường
để tính cách anh phát triển. Vì là người
cha người chồng, anh phải
làm nhiều việc khác nhau vật
lộn kiếm sống
để gìn giữ gia đình. Tashi
khi này đã biết ăn thịt, biết
những mánh khóe nhỏ nhoi của
cuộc sống mà anh chưa bao giờ làm trong thời
gian tu hành. Với anh bản năng tình dục
còn lớn hơn tất cả mọi
thứ mà anh đã từng làm trước
kia.
Tashi chạy theo cuộc tình bản năng không phải đơn thuần xuất phát từ bản tính đàn ông mà hơn cả anh nhận ra sự nhàm chán của những công việc tụng kinh gõ mõ hằng ngày. Sau này khi anh có ý định trở về tu viện cũng vì anh nhận thấy mình đau khổ và buồn chán với những công việc lặp đi lặp lại của cuộc sống bình thường. Tashi lại một lần nữa đứng trước những sự lựa chọn đối lập rất khó khăn của riêng mình.
Tashi chạy theo cuộc tình bản năng không phải đơn thuần xuất phát từ bản tính đàn ông mà hơn cả anh nhận ra sự nhàm chán của những công việc tụng kinh gõ mõ hằng ngày. Sau này khi anh có ý định trở về tu viện cũng vì anh nhận thấy mình đau khổ và buồn chán với những công việc lặp đi lặp lại của cuộc sống bình thường. Tashi lại một lần nữa đứng trước những sự lựa chọn đối lập rất khó khăn của riêng mình.
Sự
lựa chọn của
anh, dù có tiếp tục con đường
tu hành bỏ dở hay cùng Pema trở
về gia đình, thì sự lựa
chọn ấy cũng gắn
liền với trách nhiệm.
Hai con đường đối lập
đến tái tê khiến Tashi lưỡng
lự không thể chọn
lựa nổi. Nếu
anh trở về núi tu hành thì
anh sẽ là một kẻ
bội bạc trong tình yêu. Một
kẻ đã từng dám phá bỏ
bức tường ngăn cấm
của Đức Phật
để yêu một tình yêu bị
cấm đoán. Người đã cùng Pema yên ấm
một mái nhà, giờ lại
trở thành một người
chồng bội bạc,
một người cha tồi.
Nhưng chính cuộc trở lại chốn thiền tu, Tashi lại thấy mình có trách nhiệm với giáo lý nhà Phật. Anh thấy mình phải có trách nhiệm tiếp tục con đường đạo mà mình đã từng theo từ thủa nhỏ. Nếu anh về với vợ con, để cứu vãn một gia đình đang có nguy cơ tan vỡ thì anh sẽ vĩnh viễn lìa xa con đường chân tu. Nhưng khi sống với vợ con, anh lại thấy mình làm tròn nhiệm vụ của một người trụ cột trong gia đình.
Hai con đường lựa chọn khác xa nhau, đối lập nhau giờ đây con đường nào Tashi chọn cũng phải gắn liền với trách nhiệm và khiến anh cảm thấy bối rối, mệt mỏi và đớn đau.
Nhưng chính cuộc trở lại chốn thiền tu, Tashi lại thấy mình có trách nhiệm với giáo lý nhà Phật. Anh thấy mình phải có trách nhiệm tiếp tục con đường đạo mà mình đã từng theo từ thủa nhỏ. Nếu anh về với vợ con, để cứu vãn một gia đình đang có nguy cơ tan vỡ thì anh sẽ vĩnh viễn lìa xa con đường chân tu. Nhưng khi sống với vợ con, anh lại thấy mình làm tròn nhiệm vụ của một người trụ cột trong gia đình.
Hai con đường lựa chọn khác xa nhau, đối lập nhau giờ đây con đường nào Tashi chọn cũng phải gắn liền với trách nhiệm và khiến anh cảm thấy bối rối, mệt mỏi và đớn đau.
Khi
anh dứt áo ra đi, bỏ vợ
con ở lại để
tiếp tục con đường
mà Đức Phật đã đi. Anh đã
quay trở về con sông xưa tắm sạch
bụi trần, tội
lỗi mà mình phạm phải
để trở lại
chốn thiền tu. Lúc này đây
người xem thấy được
hai quá trình ngược chiều nhau đã diễn
ra trong cuộc đời Tashi. Một
là, ban đầu anh rời chốn
thiền viện đi theo hành
trình tìm về cõi giác.
Lần thứ hai, anh lại bỏ vợ con trở về chốn tu hành. Hai lần ra đi ngược chiều này của anh ta thực chất chỉ nhằm một mục đích, đấy là sự vị kỉ và thỏa mãn của riêng anh.
Lần thứ nhất, anh xuống núi nhằm thỏa mãn dục tính, bản chất “người” của mình. Lần thứ hai, anh lên núi tìm về tu viện nhằm đoạn tuyệt với nỗi đau buồn chốn hồng trần lại cũng vì anh. Lúc này đây anh vô tình coi cửa Phật chỉ là điểm đến để giải thoát những vui buồn, hờn giận, chán nản và sự chai sạn với cảm xúc tình yêu – dục tính của cuộc sống vợ chồng.
Anh muốn về quỳ dưới chân Đức Phật để tụng kinh gõ mõ rời xa cuộc sống bụi trần. Đấy chính là tính ích kỷ tồn tại trong con người Tashi. Nó chi phối mọi hoạt động và sự suy tính của anh. Tashi đã sống hai cuộc đời và đều có ý chối từ chúng.
Mỗi lần đoạn tuyệt với cuộc sống cũ để đến cuộc đời mới Tashi đều qua một con sông tắm rửa. Ở đây đạo diễn Pan Nalin sử dụng hình ảnh con sông để tượng trưng cho sự tẩy trần và gột rửa quá khứ muốn chối bỏ của Tashi theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Dù nhân vật Tashi có coi con sông là nơi anh có thể phủ định sạch trơn quá khứ của mình nhưng anh cũng không thể nào bình yên với sự dằn vặt của chính mình…
Lần thứ hai, anh lại bỏ vợ con trở về chốn tu hành. Hai lần ra đi ngược chiều này của anh ta thực chất chỉ nhằm một mục đích, đấy là sự vị kỉ và thỏa mãn của riêng anh.
Lần thứ nhất, anh xuống núi nhằm thỏa mãn dục tính, bản chất “người” của mình. Lần thứ hai, anh lên núi tìm về tu viện nhằm đoạn tuyệt với nỗi đau buồn chốn hồng trần lại cũng vì anh. Lúc này đây anh vô tình coi cửa Phật chỉ là điểm đến để giải thoát những vui buồn, hờn giận, chán nản và sự chai sạn với cảm xúc tình yêu – dục tính của cuộc sống vợ chồng.
Anh muốn về quỳ dưới chân Đức Phật để tụng kinh gõ mõ rời xa cuộc sống bụi trần. Đấy chính là tính ích kỷ tồn tại trong con người Tashi. Nó chi phối mọi hoạt động và sự suy tính của anh. Tashi đã sống hai cuộc đời và đều có ý chối từ chúng.
Mỗi lần đoạn tuyệt với cuộc sống cũ để đến cuộc đời mới Tashi đều qua một con sông tắm rửa. Ở đây đạo diễn Pan Nalin sử dụng hình ảnh con sông để tượng trưng cho sự tẩy trần và gột rửa quá khứ muốn chối bỏ của Tashi theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Dù nhân vật Tashi có coi con sông là nơi anh có thể phủ định sạch trơn quá khứ của mình nhưng anh cũng không thể nào bình yên với sự dằn vặt của chính mình…
Pema
chặn chồng giữa
đường khi anh đã cạo trọc
đầu lên núi. Cô kể cho anh nghe chuyện
tình của Đức Phật
tổ Siddhartha. Siddhartha đã rời
bỏ vợ mình là Yashodhara
và con trai Rahul lúc nửa đêm đi tìm sự khai sáng để
trở thành Phật tổ.
Nhưng liệu
có ai nghĩ cho Yashodhara đã sống cuộc
đời u uất, đau ốm
vì nhớ thương chồng. Sự khai sáng của
đức ông chồng đã mang lại
gì ngoài nỗi bất hạnh
cho bà và con trai. Lúc này đây Pema cũng bị đặt
vào tình thế ấy. Nếu Tashi bỏ
gia đình tiếp tục con đường
chính quả thì anh sẽ để
lại cho vợ con anh một
nỗi đau dai dẳng khó lòng lấp
nổi.
Đạo diễn Pan Nalin xây dựng hình ảnh Pema ngoài là đối tượng khiến Tashi hoàn tục, cô còn là người phát ngôn các triết lý của phim.
“Nếu tâm trí anh hướng về Phật pháp cũng mãnh liệt như tình yêu và sự đam mê anh đã cho em thấy, thì anh đã trở thành một Đức Phật ở trong lòng rất nhiều người trong cuộc đời trần tục này”.
Câu nói này của Pema thể hiện rõ nhất tư tưởng của phim, anh hãy sống có trách nhiệm với chính bản thân anh, với chính những người thân của anh thì anh cũng đã trở thành một Đức Phật rồi.
Sự khai sáng và giải thoát khổ đau không nằm ở chốn nào khác mà nó nằm ngay trong thâm tâm anh. Phim cũng muốn nói đến một góc khuất nằm trong sâu thẳm trái tim Tashi, ấy là anh phải sống chân thật như chính trái tim dục vọng và khát khao trong con người anh.
Đạo diễn Pan Nalin xây dựng hình ảnh Pema ngoài là đối tượng khiến Tashi hoàn tục, cô còn là người phát ngôn các triết lý của phim.
“Nếu tâm trí anh hướng về Phật pháp cũng mãnh liệt như tình yêu và sự đam mê anh đã cho em thấy, thì anh đã trở thành một Đức Phật ở trong lòng rất nhiều người trong cuộc đời trần tục này”.
Câu nói này của Pema thể hiện rõ nhất tư tưởng của phim, anh hãy sống có trách nhiệm với chính bản thân anh, với chính những người thân của anh thì anh cũng đã trở thành một Đức Phật rồi.
Sự khai sáng và giải thoát khổ đau không nằm ở chốn nào khác mà nó nằm ngay trong thâm tâm anh. Phim cũng muốn nói đến một góc khuất nằm trong sâu thẳm trái tim Tashi, ấy là anh phải sống chân thật như chính trái tim dục vọng và khát khao trong con người anh.
Đứng
trước những lựa
chọn cay đắng, Tashi đã khóc,
quằn quại trong đau đớn
vì day dứt, vì chọn con đường
nào anh cũng thấy mình là kẻ tội
đồ. Đạo diễn
Pan Nalin sử dụng một
hình ảnh rất đắt
thể hiện được
sự lựa chọn
còn mù mờ của Tashi. Tashi bước
đi và để rơi chiếc áo thầy tu xuống
đất. Điều đó chứng
tỏ Tashi còn vô vàn bộn bề
phân vân… Một cái kết mở
khiến người xem day dứt.
Hai con đuờng đối lập
nhau, một con đường lên núi đầy
cát sỏi và một con đường
xuống núi màu mỡ đất
đai. Ở giữa hai con đường
ấy có một chàng sư trẻ Tashi lặng
lẽ bước đi và đánh rơi chiếc áo thầy
tu. Chọn con đường nào cho mình,
cho điểm đến tương lai, điều đó còn bỏ
ngỏ phía trước đối
với Tashi và là câu hỏi mà người
xem muốn kiếm tìm ở
đoạn kết của
câu chuyện.
Samsara là tác phẩm điện ảnh đáng tự hào của điện ảnh châu Á đầu thế kỷ này. Bộ phim tuy đề cao triết lý nhân văn sâu sắc của nhà Phật, nhưng đồng thời nó cũng ngấm ngầm phản biện lại một số quan điểm về bản năng dục vọng, trách nhiệm của con người mà Đức Phật đưa ra. Nhưng đọng lại nhiều hơn cả trong tâm trí người xem vẫn là hình ảnh những nhà tu hành với suy tư, trách nhiệm của mình trước những việc làm trần tục mà chính cá nhân mình phạm phải.
Lê
Trương Công (TGĐA Online)
No comments:
Post a Comment